Hàng chục nghìn tài khoản Wi-Fi tại Hà Nội và TP. HCM đang bị chia sẻ, nhằm ngoài ý muốn của nhiều chủ nhân, nhưng việc này đang có nguy cơ nằm ngoài phạm vi xử lý của các cơ quan quản lý.
![]() |
Sử dụng các kết nối Wi-Fi công cộng, dễ gây ra những nguy cơ về an ninh mạng - Ảnh: Thành Lương |
Giao diện hoạt động của ứng dụng Wi-Fi "chùa" - Ảnh chụp màn hình |
Luật sư cho rằng, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu hiện tượng về "Wi-Fi chùa"" và đưa ra các quyết định chính xác. |
Chia sẻ dưới góc độ luật pháp, luật sư Nguyễn Thanh Hà (Giám đốc Công ty luật SB Law – 18 Vũ Trọng Phụng – Hà Nội) nêu quan điểm: Qua nghiên cứu đối với ứng dụng này tôi nhận thấy, những người tạo ra ứng dụng đã rất khôn khéo, họ không tiến hành đánh cắp mật khẩu mà tạo ra một công cụ để giúp người dùng chia sẻ mật khẩu và tạo ra một cộng đồng sử dụng ứng dụng, sau đó họ có thể bán quảng cáo trên ứng dụng. Tuy nhiên, hành vi này lại có thể tạo ra nhiều thiệt hại cho chủ mạng Wi-Fi bởi mục tiêu của các mạng Wi-Fi này là phục vụ cho những khách hàng sử dụng một số dịch vụ, ví dụ quán cafe cung cấp Wi-Fi cho khách hàng, việc chia sẻ mật khẩu dẫn tới làm chậm đường truyền và ảnh hưởng tới thiết bị phát Wi-Fi, gây ảnh hưởng tới những người dùng khác. Bên cạnh đó, việc chia sẻ mật khẩu Wi-Fi cho nhiều người khi họ không có mặt ở địa điểm đó mà chỉ ở gần khu vực có Wi-Fi cũng gây ra sự mất an toàn về mặt thông tin, ảnh hưởng tới tính bảo mật của những người dùng khác. Thật ra, hành vi này trong các quy định của luật pháp Việt Nam chưa có quy định rõ ràng là cấm hay không cấm, hợp pháp hay bất hợp pháp. Đây là một hiện tượng mới vì vậy rất cần các cơ quan chức năng có thể xem xét và đưa ra ý kiến chính thức về vấn đề này. Nhưng khi nghiên cứu các quy định có liên quan, cụ thể là Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện có quy định: “... Điều 73. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa hoặc tiết lộ mật khẩu, mã truy cập máy tính, chương trình máy tính của người khác; b) Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, sử dụng hoặc tiết lộ tài khoản, mật khẩu, quyền truy cập vào ứng dụng, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng....” Theo quan điểm của cá nhân tôi, hành vi của người dùng là chia sẻ mật khẩu Wi-Fi khi chưa được phép của chủ sở hữu cũng có thể coi là hành vi tiết lộ mật khẩu, mã truy cập máy tính theo quy định tại điểm a và điểm b điều 73 nêu trên và cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền xử phạt vi phạm. Hành vi tạo ra ứng dụng cũng là hành vi vi phạm vì đã trợ giúp cho người dùng vi phạm. |